10 đại văn hào thế giớiTheo báo Trung Quốc “Kho Tư liệu”, 10 văn hào nổi tiếng nhất thế giới là: Hô-me (Homer), Đan-tê (Dante), Gớt (Goethe), Bai-rơn (Byron), Sếch-xpia (Shakespeare), Vích-to Huy-gô (Victor Hugo), Ra-bin-đra-nát Ta -go (Rabindranatha Tagore), Lép Tôn -xtôi (Lev Tolstoy), Goóc-ky (Gorky), Lỗ Tấn. 1. Hô -me (Khoảng thế kỷ 8-9 TCN) là nhà thơ khiếm thị Hy Lạp cổ đại, người biên soạn hiệu đính hai bộ sử thi nổi tiếng “I-li-át” (Iliad) và “ô-đít-xây” (Odyssey). Tác phẩm sử thi của ông là di sản chủ yếu của người Hy Lạp từ thời đại dã man tiến lên thời đại văn minh. 2. A-li-gai-li Đan -tê (Aligaili Dante) (1265-1321) là nhà thơ I -ta-li-a, sinh trưởng trong một gia đình quý tộc sa sút. Tác phẩm tiêu biểu “Thần khúc” của ông đã phản ánh một cách sâu rộng đời sống xã hội và đấu tranh xã hội của nước I -ta-li-a vào cuối thời kỳ trung cổ, hiển thị sự manh nha tư tưởng nhân văn chủ nghĩa, song lại mang đậm sắc thái tôn giáo. Tác phẩm của ông có ảnh hưởng rất lớn đối với văn học châu âu sau thế kỷ 14. 3. Giôn Vôn -gang Phôn Gớt (John Wolfgang Von Goethe) (1749-1832) là kịch tác gia, nhà thơ, nhà tư tưởng quan trọng nhất nước Đức và châu âu từ giữa thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19. Ngoài các lĩnh vực thi ca, kịch, tiểu thuyết, Gớt còn giành được thành tựu trác việt về các phương diện lý luận văn nghệ, triết học, sử học, thiết kế tạo hình v.v.. Tác phẩm tiêu biểu của ông có “Sự phiền toái của thiếu niên Véc -nơ (Werther)”, “Phao-xtơ” (Faust) và “Prô-mi-tớt-xơ” (Prometheus). 4. Bai-rơn (1788-1824) là nhà thơ Anh quốc. ông sinh ngày 22-1-1788 trong một gia đình quý tộc sa sút ở Luân Đôn. ông bị thọt một chân bẩm sinh nên rất nhạy cảm với nền chuyên chế áp bức đương thời. Khi lên 10 tuổi, tước vị và sản nghiệp gia truyền của gia tộc Bai -rơn (Tu viện Vin -ni-út (Vilnius) và những dinh thự khác) thuộc về ông. ông trở thành Huân tước Bai -rơn VI. Sau khi tốt nghiệp trường công Ha -râu (Harrow), ông học văn học và lịch sử tại trường Đại học Căm -brít-giơ (Cambridge). ông là một học sinh không chăm học, rất ít nghe giảng bài, ngược lại đọc rất nhiều tác phẩm nổi tiếng về văn học, triết học và lịch sử của châu âu và của nước Anh, đồng thời cũng tham gia các hoạt động xạ kích, cờ bạc, uống rượu, săn bắn, bơi lội, đấm bốc v.v.. Tháng 3-1809, là một quý tộc nối dõi, ông vào Viện Quý tộc, tham gia nghị viện và nhiều lần phát biểu ý kiến. Những phát ngôn ấy đều biểu thị rõ ràng lập trường tiến bộ theo chủ nghĩa tự do của Bai -rơn. ông đã ra sức sáng tác nhằm ủng hộ tư tưởng dân chủ của các cuộc cánh mạng nhân dân, suốt đời đấu tranh vì lý tưởng dân chủ, tự do, giải phóng dân tộc. Tác phẩm của ông có ý nghĩa tiến bộ lịch sử và giá trị nghệ thuật quan trọng. Tác phẩm chủ yếu của ông có “Dị giáo đồ” (Infidels) và “Ha-rôn du ký” (Harrold’s Travels), v.v… 5. Uy-li-am Sếch -xpia (1564-1616), kịch tác gia, nhà thơ vĩ đại của nước Anh thời kỳ phục hưng. ông sinh ra trong một gia đình thương nhân, từ nhỏ đã say mê sân khấu. Tác phẩm của ông rất nhiều, hiện còn để lại 37 bộ kịch bản, 2 bộ tác phẩm thơ dài, 154 bài thơ 14 dòng. Tác phẩm tiêu biểu có: Bốn bộ bi kịch lớn “Ham-lét” (Hamlet), “ô -ten-lô” (Othello), “Mác -bét” (Macbeth), “Vua Lia” (Vua Lear); Hài kịch “Nhà buôn thành Vơ -ni-dơ (Venice)”; Chính kịch “Rô-mê-ô và Giu -li-ét”. Những tác phẩm này đã biểu hiện chủ nghĩa nhân văn tư sản châu âu đầy đủ nhất với trình độ nghệ thuật cao nhất, là đỉnh cao của văn học thời kỳ phục hưng châu âu. Mác đã ca tụng ông là “Thiên tài sân khấu vĩ đại nhất của nhân loại”. 6. Vích -to Huy-gô (1802-1885), nhà tiểu thuyết, nhà thơ nổi tiếng vĩ đại của nước Pháp thế kỷ 19. ông sinh ra trong một gia đình sĩ quan quân đội. Khối lượng tác phẩm của ông rất khổng lồ, gồm thi ca, tiểu thuyết, kịch bản và lý luận văn học. Tác phẩm tiêu biểu có “Nhà thờ Đức Bà Pa -ri” (Notre Dame de Paris), “Những người khốn khổ” (Les Miserables). Bằng thủ pháp tinh tế, bề rộng cuộc sống và nội dung phong phú, những tác phẩm của ông đã bóc trần và tố cáo mạnh mẽ tội ác của chế độ chuyên chế và giáo hội phản động, đồng cảm với những số phận bi thảm của dân nghèo tận đáy xã hội, phản ánh sâu sắc những sự kiện trọng đại và hiện thực xã hội trong đời sống nước Pháp thế kỷ 19. Tác phẩm của ông đã có ảnh hưởng to lớn đối với các nhà văn thế hệ sau. 7. Ra-bin-đra-nát Ta -go (1861-1941), nhà thơ, nhà tiểu thuyết, kịch tác gia, nhà tản văn, nhà hoạt động xã hội ấn Độ. ông sinh ra trong một gia đình địa chủ. ông sáng tác hơn 50 tập thơ, 12 bộ tiểu thuyết, hơn 100 truyện ngắn, hơn 20 kịch bản sân khấu. Tác phẩm tiêu biểu có “Gitanjali”, “Chim bay” (Bird series), “Trăng non”. Ngoài ra, Ta-go còn công bố nhiều tác phẩm về văn học, triết học, chính trị, du ký, giới thiệu sách, v.v.. Ta-go còn có sở trường về sáng tác ca khúc và hội họa. Nhạc phẩm “ý chí của nhân dân” năm 1950 được lựa chọn là Quốc ca ấn Độ. Sáng tác của Ta -go chiếm địa vị quan trọng trong lịch sử văn học ấn Độ. Năm 1913, ông được trao Giải thưởng Nô -ben văn học. 8. Lép Tôn -xtôi (1828-1910), nhà văn vĩ đại nhất nước Nga thế kỷ 19. ông xuất thân trong một gia đình quý tộc, năm 1840 vào Trường Đại học Kazan, chịu ảnh hưởng tư tưởng khai sáng của Rút -xô (Rousseau), Mông-tét xki -ơ (Montesquieu) v.v.. Từ năm 1851 đến năm 1854, ông làm nghĩa vụ quân sự trong quân đội Cô -ca-dơ (Caucasus) và bắt đầu sáng tác. Từ năm 1854 đến năm 1855, ông tham gia chiến tranh Cơ -ri-mê (Crimean). Cuộc sống quân đội trong mấy năm không chỉ khiến cho ông thấy được sự thối nát của xã hội thượng lưu, mà còn tạo cơ sở vững chắc cho ông sau này miêu tả như thật mọi cảnh tượng chiến tranh trong tác phẩm đồ sộ “Chiến tranh và Hòa bình”. Tháng 11-1855, ông đến Xanh Pê -téc-bua và gia nhập giới văn học. Tác phẩm thành danh của ông là “Thời niên thiếu” (1857), phê phán cuộc sống của quý tộc đương thời. Tiểu thuyết “Sáng sớm của một địa chủ” (1856) đứng trên lập trường quý tộc tự do chủ nghĩa đề xuất việc cải cách từ trên xuống dưới. Sáng tác thập niên 80 của ông có: Kịch bản “Thế lực đen tối” (1886), “Thành quả giáo dục” (1891); Các truyện vừa “Cái chết của I -van In-lích-sơ (Ivan Illich’s)” (1886), “Khúc giao hưởng Cơ -lây (Clay)” (1891), “Hát-xê Mu -rát” (Haase Murat) (1886-1904); Truyện ngắn “Sau vũ hội” (1903). Đặc biệt là tiểu thuyết “Phục sinh” sáng tác 1889-1899 là sự tổng kết về khám phá lâu dài của ông về tư tưởng, nghệ thuật, cũng là một bộ tác phẩm phê phán xã hội nước Nga sâu sắc nhất, toàn diện nhất, mạnh mẽ nhất, trở thành một trong những trước tác bất hủ của văn học thế giới. Những năm cuối đời, Tôn-xtôi cố gắng sống một cuộc sống bình dân chất phác giản dị. Tháng 10-1910, ông bỏ gia đình ra đi, ngày 7-11-1910 ông ốm chết tại một ga xe lửa nhỏ, hưởng thọ 82 tuổi. 9. Mắc -xim Goóc -ky (1868-1936), nhà văn vô sản vĩ đại, người đặt nền móng cho văn học cách mạng xã hội chủ nghĩa của Liên Xô. Tác phẩm tiêu biểu của ông có tiểu thuyết tự truyện “Thời thơ ấu” (1855), “Người mẹ”. Tác phẩm “Người mẹ” của ông đã phản ánh sâu sắc phong trào cách mạng vô sản nước Nga, xây dựng thành công một loạt hình tượng của những người chiến sĩ tiên phong của giai cấp vô sản; là tác phẩm bất hủ đầu tiên của văn học thế giới miêu tả cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản Lê-nin đánh giá cao “Người mẹ”, nói tác phẩm là “một bộ sách vô cùng kịp thời. Tác phẩm của Goóc -ky là tài sản chung của giai cấp vô sản toàn thế giới, đã đem lại ích lợi khổng lồ cho phong trào công nhân thế giới”. 10. Lỗ Tấn (1881-1936), tên khai sinh là Chu Thụ Nhân, người Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang; Là nhà văn, nhà tư tưởng, nhà cách mạng vĩ đại, một trong những người đặt nền móng cho văn học hiện đại Trung Quốc. Xuất thân trong một gia đình phong kiến sa sút, ông đã từng học tại Nhật Bản. Năm 1909 trở về nước, ông làm giáo viên ở Hàng Châu và nhiều nơi khác. Sau Cách mạng Tân Hợi, ông lần lượt nhậm chức trong Bộ Giáo dục tại Nam Kinh, Bắc Kinh, đồng thời giảng dạy tại Trường Đại học Bắc Kinh. Tháng 5-1918, công bố tác phẩm “Nhật ký người điên”, kịch liệt phê phán đả kích chế độ phong kiến, đặt nền móng cho phong trào văn học mới. Từ năm 1918 đến năm 1926, ông liên tục sáng tác những truyện ngắn nổi tiếng “Gào thét”, “Bàng hoàng”, v.v.. Từ năm 1927 đến năm 1935, ông đã sáng tác rất nhiều tác phẩm tạp văn, với chủ nhĩa Mác làm tư tưởng chỉ đạo. Ngày 19-10-1936, Lỗ Tấn ốm nặng rồi từ trần tại Thượng Hải. ông thường xuyên mặc một bộ áo dài kiểu Trung Quốc rất chất phác giản dị, mái tóc dựng đứng như chiếc bàn chải, bộ râu rậm hình chữ “nhất” kiểu chữ lệ. Đại văn hào Lỗ Tấn cũng được nhân dân Trung Quốc tôn vinh là “hồn dân tộc”! |
Những văn nhân và kiệt tác thế gới
Trong khuôn khổ cuộc thăm dò ý kiến “Các nhà văn lựa chọn những tác phẩm mà mình yêu thích”, 125 nhà văn đương đại nổi tiếng nhất của Anh và Mỹ đã chọn mười tác phẩm hay nhất (Các danh sách phải có đủ các thể loại: tiểu thuyết, tuyển truyện, thơ, kịch) theo quan điểm, sở thích văn chương riêng của mình theo thứ tự điểm giảm dần từ 10 đến 1. Trong tổng số 544 tác phẩm được đề cử, họ đã cùng nhau chọn ra được những tác phẩm vĩ đại nhất của văn học nghệ thuật thế giới trong 200 năm qua và những tác giả vĩ đại nhất của mọi thời đại.
Mười nhà văn vĩ đại nhất mọi thời đại (Xếp theo tổng điểm bầu chọn): Lev Nikolaievich Tolxtoy (1828-1910) - nhà văn Nga: 327 điểm; William Shakespeare (1564-1616) - nhà thơ, nhà viết kịch vĩ đại Anh nổi tiếng thế giới: 293 điểm; James Augustine Aloysius Joyce (1882-1941) - nhà văn, nhà thơ Ai-len: 194 điểm; Vladimir Vladimirovich Nabokov (1899-1977) - nhà văn, nhà thơ Mỹ gốc Nga: 190 điểm; Fiodor Mikhailovich Doxtoyevxki (1821-1881) - nhà văn và nhà tư tưởng Nga nổi tiếng thế giới: 177 điểm; William Cuthbert Faulkner (1897-1962) - nhà văn Mỹ, Giải Nobel văn học năm 1949: 173 điểm; Charles John Huffam Dickens (1812-1870) - nhà văn Anh: 168 điểm; Anton Pavlovich Shekhov (1860-1904) - nhà văn Nga: 165 điểm; Gustave Flaubert (1821-1880) - nhà văn Pháp, cha đẻ chủ nghĩa hiện thực: 163 điểm; Jane Austen (1775-1817) - nữ nhà văn Anh, cánh én đầu tiên của chủ nghĩa hiện thực trong văn học Anh: 161 điểm. Mười tác giả có nhiều tác phẩm được đề cử: William Shakespeare: 11 tác phẩm William Cuthbert Faulkner: 6 tác phẩm. Henry James (1843-1916) - nhà văn Mỹ, nhân vật trọng yếu của nền văn hóa xuyên Đại Tây Dương giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX: 6 tác phẩm. Jane Austen: 5 tác phẩm. Charles John Huffam Dickens: 5 tác phẩm. Fiodor Mikhailovich Doxtoyevxki: 5 tác phẩm. Ernest Miller Hemingway (1899-1961) – nhà văn Mỹ, Giải Nobel văn học năm 1954, có văn phong ảnh hưởng rõ rệt tới văn học thế kỷ XX: 5 tác phẩm. Franz Kafka (1883-1924) - nhà văn Séc viết tiếng Đức nổi tiếng thế giới của thế kỷ XX, phần lớn các tác phẩm của ông được đăng sau khi ông qua đời: 5 tác phẩm. James Augustine Aloysius Joyce (1882-1941) - nhà văn, nhà thơ Ai-len, đại diện trường phái hiện đại (modernism): 4 tác phẩm. Mark Twain (Samuel Langhorne Clemens) (1835-1910) - nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động xã hội Mỹ có quan điểm nhân đạo và dân chủ. Ông là “nhà văn Mỹ thực sự đầu tiên, còn tất cả chúng tôi từ đó là những người kế tục ông” (William Faulkner), “toàn bộ văn học hiện đại Mỹ ra đời từ một tác phẩm của Mark Twain - Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn” (Ernest Hemingway): 4 tác phẩm. Mười tác phẩm văn học vĩ đại nhất của thế kỷ XIX: Anna Kerenina, Lev Nikolaievich Tolxtoy; Bà Bovary (Madame Bovary), Gustave Flaubert; Chiến tranh và hòa bình, Lev Nikolaievich Tolxtoy; Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn (The Adventures Of Huckleberry Finn), Mark Twain; Các truyện ngắn, Anton Pavlovich Shekhov; Middlemarch, George Eliot (Mary Ann Evans,1819-1880) - nữ nhà văn Anh; Moby-Dick; or, The Whale, Herman Melville (1819-1891) - nhà văn Mỹ; Những hy vọng lớn (Great Expectations), Charles John Huffam Dickens; Tội ác và trừng phạt, Fiodor Mikhailovich Dostoyevxki; Emma, Jane Austen. Mười tác phẩm văn học vĩ đại nhất của thế kỷ XX: Lolita, Vladimir Vladimirovich Nabokov Gatsby vĩ đại (The Great Gatsby), Francis Scott Key Fitzgerald (1896-1940) - nhà văn Mỹ, đại diện đầu đàn của “Thế hệ đã qua” (Lost Generation) trong văn học; Đi tìm thời gian đã mất (à la recherche du temps perdu), Valentin Louis Georges Eugène Marcel Proust (1871-1922) - nhà văn Pháp; Ulysses, James Augustine Aloysius Joyce Dubliners, James Augustine Aloysius Joyce; Trăm năm cô đơn (Cien anos de soledad), Gabriel García Márquez (5/3/1927) - nhà văn Cô-lôm-bia, Giải Nobel văn học năm 1982; Âm thanh và cuồng nộ (The Sound and the Fury), William Cuthbert Faulkner; Hướng tới ngọn hải đăng (To the Lighthouse), Virginia Woolf (1882-1941) - nữ nhà văn, nhà phê bình văn học Anh; Tuyển tập các truyện ngắn, Mary Flannery O’Connor (1925-1964) - nữ nhà văn Mỹ gốc Ai-len; Ngọn lửa nhợt nhạt, Vladimir Vladimirovich Nabokov. |