Sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua ảnh
 
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình trí thức yêu nước ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
 
Làng Trù, Kim Liên - quê ngoại Bác
Làng Trù - quê ngoại Bác
 
Làng Sen - quê nội Bác
Làng Sen - quê nội Bác
 
Tháng 6/1911, Người ra nước ngoài, đi đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người vừa lao động để sống, vừa học tập, nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Năm 1917,  Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, Người đã nhận rõ đây là đường lối duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội.
Bác Hồ làm phụ bếp trên con tàu đã đưa Người ra đi tìm đường cứu nước năm 1911
Bác Hồ làm phụ bếp trên con tàu đã đưa Người ra đi tìm đường cứu nước năm 1911
 
Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội pháp và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Đầu năm đó, Người gửi đến Hội nghị Véc-xây (Pháp) "Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam", đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do và bình đẳng của dân tộc Việt Nam
 
Bác Hồ năm 1919
Bác Hồ năm 1919
 
Ngôi nhà số 9, ngõ hẻm Com-poăng (Paris), nơi Người trọ từ năm 1920 đến năm 1923
Ngôi nhà số 9, ngõ hẻm Com-poăng (Paris), nơi Người trọ từ năm 1920 đến năm 1923
 
Tháng 12/1920, trong Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
 
Bác Hồ tại Đại hội Đảng Cộng sản Pháp (1920)
Bác Hồ tại Đại hội Đảng Cộng sản Pháp (1920)
 
 Năm 1921, Người tham gia thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa và năm 1922 xuất bản báo "Người cùng khổ" ở Pháp. 
 
Mô tả ảnh. Hồ Chủ Tịch và tờ báo Le Paria - Người cùng khổ
Hồ Chủ Tịch và tờ báo Le Paria - Người cùng khổ
 
Tháng 6/1923, Người từ Pháp đi Liên Xô, tiếp tục nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tham gia công tác của Quốc tế cộng sản. Năm 1924, người dự Đại hội lần thứ 5 của Quốc tế cộng sản và được cử làm Ủy viên Bộ phương Đông, phụ trách Cục phương Nam, hướng dẫn và xây dựng phong trào cách mạng và phong trào Cộng sản ở các nước Đông - Nam châu Á. Năm 1925, Người thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.
 
Bác Hồ tại Đại Hội Quốc Tế Cộng Sản lần V, 1924, Mát-xcơ-va
Bác Hồ tại Đại Hội Quốc Tế Cộng Sản lần V, 1924, Mát-xcơ-va
 
Đồng chí Nguyễn Ái Quốc với một số đại biểu dự Đại Hội Quốc Tế Cộng Sản lần V
Đồng chí Nguyễn Ái Quốc với một số đại biểu dự Đại Hội Quốc Tế Cộng Sản lần V
 
Đồng chí Nguyễn Ái Quốc với một số chiến sĩ cách mạng châu Phi trong thời gian hoạt động tại Liên Xô
Đồng chí Nguyễn Ái Quốc với một số chiến sĩ cách mạng châu Phi trong thời gian hoạt động tại Liên Xô
 
Tháng 6/1925, Người tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, mà hạt nhân là Cộng sản Đoàn, đồng thời ra báo Thanh niên và mở lớp huấn luyện, đào tạo hàng trăm cán bộ đưa về nước hoạt động.
 
Phòng họp của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
Phòng họp của Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chi Hội
 
Tờ Thanh niên năm 1925
Tờ báo Thanh niên năm 1925
 
Ngày 3/2/1930, Người triệu tập hội nghị hợp nhất tại Cửu Long (Hương Cảng) để thống nhất các nhóm cộng sản trong nước thành Đảng Cộng sản Việt Nam. 
 
Lá cờ Đảng
Lá cờ Đảng
 
 Từ 1930 đến 1940, Người ở nước ngoài tham gia công tác của Quốc tế Cộng sản, đồng thời theo dõi sát phong trào cách mạng trong nước và có những chị thị quý báu cho Ban chấp hành Trung ương Đảng.
 
Bác Hồ vào năm 1933 khi vừa từ Trung Quốc trở lại Nga (ảnh do Bảo tàng Hồ Chí Minh thu thập được trong chuyến công tác tại Nga cuối năm 2006)
Bác Hồ vào năm 1933 khi vừa từ Trung Quốc trở lại Nga
 
Sau 30 năm bôn ba hải ngoại, tháng 2 năm 1941, Bác Hồ về nước trực tiếp chỉ huy phong trào cách mạng trong nước. Bác sống và làm việc trong hang Pác Pó thuộc huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng.
 
Hang Pác Pó ngày nay
Hang Pác Pó - Hà Quảng - Cao Bằng
 
Ngày 22/12/1944, Người chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay.
 
Lễ thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân
Lễ thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân

Ngày 24 tháng 5, Bác Hồ từ Cao Bằng về đến Tân Trào để chỉ đạo phong trào cách mạng trong cả nước. 

Lán Nà Lừa, nơi Bác Hồ làm việc và tiếp khách những ngày ở Tuyên Quang
Lán Nà Lừa, nơi Bác Hồ làm việc và tiếp khách những ngày ở Tuyên Quang
 
Bác Hồ ở Hang Bòng (Tân Trào, Sơn Dương) trong thời kỳ kháng chiến
Bác Hồ ở Hang Bòng (Tân Trào, Sơn Dương) trong thời kỳ kháng chiến
 
Bữa cơm của Bác Hồ và các chiến sỹ ở Tân Trào trong những ngày kháng chiến chống thực dân Pháp
Bữa cơm của Bác Hồ và các chiến sỹ ở Tân Trào trong những ngày kháng chiến chống thực dân Pháp
 
Tháng 8/1945, trong không khí sục sôi cách mạng của thời kỳ tiền khởi nghĩa, Trung ương Đảng triệu tập Đại hội quốc dân ở Tân Trào. Đại hội đã cử Người làm chủ tịch Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Đình Tân Trào, Sơn Dương (Tuyên Quang) nơi diễn ra Đại hội Quốc dân cử ra Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam (tức chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa)
Đình Tân Trào, Sơn Dương (Tuyên Quang) nơi diễn ra Đại hội Quốc dân ngày 16.8.1945
 
Lá cờ treo trong đình Tân trào trong đại hội quốc dân
Lá cờ treo tại đình Tân Trào trong Đại hội Quốc dân

Ngày 17 tháng 8, ngay sau Đại hội Quốc dân, Bác Hồ ra lời kêu gọi, đồng bào cả nước Tổng khởi nghĩa, động viên quân dân ta nhất tề xông lên giành lấy chính quyền, xây dựng nước Việt Nam độc lập, tự do.

Ngày 19.8.1945, hơn 10 vạn quần chúng thủ đô Hà Nội đã tham gia mít tinh mở đầu cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Ngày 19.8.1945, hơn 10 vạn quần chúng thủ đô Hà Nội đã tham gia mít tinh mở đầu cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
 
Và kết quả đã làm nên cuộc cách mạng tháng 8 kỳ diệu với chiến thắng vang dội.
Và kết quả đã làm nên cuộc cách mạng tháng 8 kỳ diệu với chiến thắng vang dội.

Ngày 22 tháng 8, Bác Hồ rời Tân Trào về Hà Nội. Ngày 2/9/1945, Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

 
Lễ tuyên ngôn Độc Lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội ngày 2-9-1945
Lễ tuyên ngôn Độc Lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội ngày 2-9-1945
 
Lễ tuyên ngôn Độc Lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội ngày 2-9-1945
Người đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

 

Tháng 9/1945 câu kết với các đế quốc Mỹ, Anh và bọn phản động Quốc dân Đảng Trung Quốc, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, âm mưu xóa bỏ mọi thành quả của Cách mạng tháng Tám. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo toàn  quân, toàn dân ta vừa đánh trả bọn thực dân Pháp xâm lược ở miền Nam, vừa đối phó với bọn phản động Tưởng Giới Thạch ở miền Bắc.
Quân đội Trung Hoa Dân quốc đến Hải Phòng, năm 1945
Quân đội Trung Hoa Dân quốc đến Hải Phòng, năm 1945
 
Quân Anh đến Sài Gòn, tháng 9 năm 1945
Quân Anh đến Sài Gòn, tháng 9 năm 1945
 
Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 được ký kết giữa Việt Nam và Dân chủ Cộng hòa  Pháp. Quân Tưởng Giới Thạch rút khỏi miền Bắc Việt Nam.
 
Hiệp định sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946
Hiệp định sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946
 
Chủ tịch Hồ Chí Minh và thư ký riêng Vũ Đình Huỳnh tại Paris năm 1946
Chủ tịch Hồ Chí Minh và thư ký riêng Vũ Đình Huỳnh tại Paris năm 1946
 
 
 
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Hải ngoại Pháp Marius Moutet ký bản tạm ước Việt - Pháp ngày 14-9-1946
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Hải ngoại Pháp Marius Moutet ký bản tạm ước Việt - Pháp ngày 14-9-1946

Quân đội Pháp mở rộng đánh chiếm miền Nam, kéo ra chiếm đóng miền Bắc, âm mưu tiến tới xóa bỏ Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trước tình hình ấy, tháng 12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. 

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến - Hồ Chí Minh ( 9 - 12 -1946 )

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến - Hồ Chí Minh 

(19 - 12 -1946 )

 
Sau đó Người trở lại Việt Bắc lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong 9 năm, trường  kỳ kháng chiến, Bác Hồ cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo quân và dân đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
 
Nhà sàn đầu tiên của Bác ở Vai Cày, Đại Từ, Thái Nguyên
Nhà sàn đầu tiên của Bác ở Vai Cày, Đại Từ, Thái Nguyên
 
Ở chiến khu, mọi sinh hoạt của Bác...
 
 từ làm việc...
 
đến việc ra các quyết định quan trọng đến vận mệnh dân tộc đều hết sức giản dị, đơn sơ
 
Bác làm việc ở chiến khu Việt Bắc
Những hình ảnh Bác làm việc ở chiến khu Việt Bắc
  
 Bác Hồ đi công tác ở chiến khu Việt Bắc
 
Bác tăng gia sản xuất ở chiến khu Việt Bắc
Bác tăng gia sản xuất ở chiến khu Việt Bắc
 
Bác Hồ với đồng chí Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại ATK Định Hóa
Bác Hồ với đồng chí Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại ATK Định Hóa
 
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí bảo vệ và giúp việc tại chiến khu Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí bảo vệ và giúp việc tại chiến khu Việt Bắc
 
Bác Hồ đọc báo ở chiến khu Việt Bắc, năm 1951
Bác Hồ đọc báo ở chiến khu Việt Bắc, năm 1951
 
Bác Hồ nói chuyện về tình hình cách mạng trong nước và thế giới với cán bộ, chiến sỹ bảo vệ và phục vụ những ngày ở Chiến khu Việt Bắc.
Bác Hồ nói chuyện về tình hình cách mạng trong nước và thế giới với cán bộ, chiến sỹ bảo vệ và phục vụ những ngày ở Chiến khu Việt Bắc.
 
Ở Việt Bắc, Bác thường đi thăm bà con dân tộc
Ở Việt Bắc, Bác thường đi thăm bà con dân tộc
 
 
 
 
 
Ngoài giờ làm việc, Bác chơi thể thao và tập võ để nâng cao sức khỏe
Ngoài giờ làm việc, Bác chơi thể thao và tập võ để nâng cao sức khỏe
 
Đến cuối năm 1953, Chiến tranh Đông Dương đã kéo dài 8 năm, Pháp lâm vào thế bị động trên chiến trường, quân đội dưới sự lãnh đạo của Bác và Đảng đã giải phóng nhiều khu vực rộng lớn ở Tây Nguyên, khu 5, các tỉnh Cao Bắc Lạng,.. Thời cơ đã đến, Bác và các đồng chí lãnh đạo của Đảng như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đồng chí Trường Chinh ... đã họp bàn và ra quyết định mở chiến dịch Điện BIên Phủ.
 
 Hình ảnh "Ông Ké" trở nên quen thuộc, gần gũi với đồng bào các dân tộc
 
Bác tại nhà sàn Việt Bắc
Bác tại nhà sàn Việt Bắc
 
Hồ Chủ tịch ở chiến khu Việt Bắc trong thời gian kháng chiến chống Pháp, cùng với Đại tướng Võ Nguyên Giáp và đồng chí Trường Chinh, sau này là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hồ Chủ tịch ở chiến khu Việt Bắc trong thời gian kháng chiến chống Pháp, cùng với Đại tướng Võ Nguyên Giáp và đồng chí Trường Chinh, sau này là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.
 
Vào tháng 12 năm 1953, Bác và các đồng chí lãnh đạo của Đảng họp tại Việt Bắc quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ
Vào tháng 12 năm 1953, Bác và các đồng chí lãnh đạo của Đảng họp tại Việt Bắc quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ
 
Chủ tịch Hồ Chí Minh trao nhiệm vụ cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Chủ tịch Hồ Chí Minh trao nhiệm vụ cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ

Sau hai đợt tiến công ở Điện Biên Phủ, ta đã giành được nhiều thắng lợi rất lớn và rất quan trọng. Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo lực lượng cả nước phối hợp hoạt động với mặt trận Điện Biên Phủ.

Ngày 19/4/1954, Bộ Chính trị ra hai nghị quyết: một chỉ đạo Điện Biên Phủ tiếp tục thấu triệt phương châm "đánh chắc, thắng chắc"; một chỉ đạo chiến trường trong cả nước tiếp tục thấu triệt phương châm "đánh nhỏ, ăn chắc".

56 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, kiên cường, tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương của thực dân Pháp lúc bấy giờ bị Quân đội Nhân dân Việt Nam  đập tan. Chiến thắng Điện Biên Phủ là kết quả hợp thành của một loạt nhân tố dân tộc và thời đại, là đỉnh cao chói lọi của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thời đại mới dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bộ đội hành quân ra mặt trận.
Bộ đội hành quân ra mặt trận.
 
Công binh, dân công, thanh niên xung phong mở đường Tuần giáo - Điện Biên Phủ.
Công binh, dân công, thanh niên xung phong mở đường Tuần giáo - Điện Biên Phủ.
 
Bộ đội Đại đoàn 351 và 312 kéo pháo vào trận địa.
Bộ đội Đại đoàn 351 và 312 kéo pháo vào trận địa.
 
Bộ đội ta reo mừng chiến thắng bên xác máy bay địch.
Bộ đội ta reo mừng chiến thắng bên xác máy bay địch.
 
Quân lính Pháp thất trận tại Điện Biên Phủ lũ lượt ra hàng.
Quân lính Pháp thất trận tại Điện Biên Phủ lũ lượt ra hàng.
 
17 giờ 40 phút ngày 7-5-1954, bộ đội ta đã cắm lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” trên nóc hầm Tướng De Castries.
17 giờ 40 phút ngày 7-5-1954, bộ đội ta đã cắm lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” trên nóc hầm Tướng De Castries.
 
Bác Hồ trao tặng huy hiệu Chiến sĩ Điện Biên Phủ cho chiến sỹ trinh sát đã lập nhiều thành tích xuất sắc
Bác Hồ trao tặng huy hiệu Chiến sĩ Điện Biên Phủ cho chiến sỹ trinh sát đã lập nhiều thành tích xuất sắc

Ngày 7-5-1954, quân đội Pháp đại bại ở Điện Biên Phủ. Đúng 16 giờ 30 phút, ngày 8-5-1954, Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương khai mạc. Ngày 20-7-1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Đông Dương được ký kết.

Đại diện Việt Nam Dân chủ cộng hoà Tạ Quang Bửu (ngồi thứ hai từ bên trái) ký Hiệp định Giơ-ne-vơ.
Đại diện Việt Nam Dân chủ cộng hoà Tạ Quang Bửu (ngồi thứ hai từ bên trái) ký Hiệp định Giơ-ne-vơ.
 
 

 Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về - bộ đội tiếp quản thủ đô Hà Nội

(Tháng 10 năm 1954)

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo quân và dân cả nước đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

Bác Hồ thăm bà con các dân tộc xã Hùng An (Đại Từ - Thái Nguyên) nhân vụ mùa năm 1954.
Bác Hồ thăm bà con các dân tộc xã Hùng Sơn (Đại Từ - Thái Nguyên) nhân vụ mùa năm 1954.

 

Bác Hồ nói chuyện với bà con nông dân Hùng Sơn Đại Từ năm 1954
Bác Hồ nói chuyện với bà con nông dân Hùng Sơn - Đại Từ - Thái Nguyên năm 1954













































































































Mô hình viên gạch Nguyễn Ái Quốc dùng để sưởi trong thời gian ở nhà số 9 ngõ Công Poanh, Paris, năm 1919, thời điểm Người ra đi tìm đường cứu nước

Mô hình viên gạch Nguyễn Ái Quốc dùng để sưởi trong thời gian ở nhà số 9 ngõ Công Poanh, Paris, năm 1919, thời điểm Người ra đi tìm đường cứu nước.

Bác Hồ sau ngày toàn quốc kháng chiến chống Thực dân Pháp thắng lợi
Bác Hồ sau ngày toàn quốc kháng chiến chống Thực dân Pháp thắng lợi.
Báo cáo của Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội lần thứ nhất Quốc tế Cộng sản
Báo cáo của Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội lần thứ nhất Quốc tế Cộng sản.
"Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: Giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: Tình hữu ái vô sản" - Nguyễn Ái Quốc (1924)..
Sơ đồ đường đi và các nhà tù của Quốc dân đảng đã giam giữ Hồ Chí Minh (1942 - 1943).
Sơ đồ đường đi và các nhà tù của Quốc dân đảng đã giam giữ Hồ Chí Minh (1942 - 1943)..
Lán Nà Lừa, Tân Trào, Sơn Dương, Tuyên Quang - Nơi ở và làm việc của Hồ Chí Minh từ tháng 5 đến tháng 8 - 1945.
Lán Nà Lừa, Tân Trào, Sơn Dương, Tuyên Quang - Nơi ở và làm việc của Hồ Chí Minh từ tháng 5 đến tháng 8 - 1945..
Hồ Chí Minh và bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Hồ Chí Minh và bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa..
Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Việt Bắc
Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Việt Bắc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào và chiến sỹ thực hiện khẩu hiệu
Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào và chiến sỹ thực hiện khẩu hiệu "thực túc binh cường" và hàng ngày Người dành thời gian tăng gia sản xuất ở Chiến khu Việt Bắc ..
Chủ tịch Hồ Chí Minh với Đoàn đại biểu nhân dân Miền Nam tại chiến khu Việt Bắc năm 1948.
Chủ tịch Hồ Chí Minh với Đoàn đại biểu nhân dân Miền Nam tại chiến khu Việt Bắc năm 1948..
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đoàn đại biểu Nam Bộ từ chiến trường Miền Nam ra Chiến khu Việt Bắc tháng 10 - 1949.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đoàn đại biểu Nam Bộ từ chiến trường Miền Nam ra Chiến khu Việt Bắc tháng 10 - 1949..
Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Võ Nguyên Giáp thảo luận kế hoạch tác chiến Đông Khê năm 1950
Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Võ Nguyên Giáp thảo luận kế hoạch tác chiến Đông Khê năm 1950.
Công trái quốc gia trị giá 100kg thóc cửa Chủ tịch Hồ Chí Minh mua ngày 8 - 3 - 1951
Công trái quốc gia trị giá 100kg thóc của Chủ tịch Hồ Chí Minh mua ngày 8 - 3 - 1951.
Chủ tịch Hồ Chí Minh với các ông Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp tại Việt Bắc năm 1951
Chủ tịch Hồ Chí Minh với các ông Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp tại Việt Bắc năm 1951.
Hình ảnh Bác Hồ sau ngày toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi và câu nói nổi tiếng của Người: "Đoàn kết đoàn kết, đại đoàn kết - Thành công thành công, đại thành công" (Hồ Chí Minh, 1951).
Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị Ban chấp hành TƯ. Người nói về vấn đề mở rộng tự phê bình và phê bình để giữ gìn sự đoàn kết trong Đảng (Hà Nội ngày 12 - 3 - 1955)
Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị Ban chấp hành TƯ. Người nói về vấn đề mở rộng tự phê bình và phê bình để giữ gìn sự đoàn kết trong Đảng (Hà Nội ngày 12 - 3 - 1955).
Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô K.E.Vôrôsilốp đón chủ tịch Hồ Chí Minh tại sân bay quốc tế Matxcova ngày 12 - 7 - 1955
Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô K.E.Vôrôsilốp đón chủ tịch Hồ Chí Minh tại sân bay quốc tế Matxcova ngày 12 - 7 - 1955.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Việt Nam vào lăng viếng lãnh tụ Lê Nin trong dịp Đoàn sang dự lễ kỷ niệm 40 năm cách mạng tháng mười nga (Matxcova ngày 2 - 11 - 1957)
Chủ tịch Hồ Chí Minh và đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Việt Nam vào lăng viếng lãnh tụ Lê Nin trong dịp Đoàn sang dự lễ kỷ niệm 40 năm cách mạng tháng mười nga (Matxcova ngày 2 - 11 - 1957).
Nhà sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ chủ tịch, nơi người đã ở và làm việc từ tháng 5 - 1958 đến tháng 8 - 1969.
Nhà sàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ chủ tịch, nơi người đã ở và làm việc từ tháng 5 - 1958 đến tháng 8 - 1969..
Chủ tịch Hồ Chí Minh trên lễ đài cuộc mít tinh kỷ niệm 10 năm ngày thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Bắc Kinh tháng 10 - 1959)
Chủ tịch Hồ Chí Minh trên lễ đài cuộc mít tinh kỷ niệm 10 năm ngày thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Bắc Kinh tháng 10 - 1959).
Đọc báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III Đảng Lao động Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ:
Đọc báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III Đảng Lao động Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ:"Đảng ta đã thu được nhiều thắng lợi to lớn, nhưng không phải là không có sai lầm. Song chúng ta đã không hề che giấu sai lầm, trái lại chúng ta đã thật thà tự phê bình và tích cực sửa chữa. Thắng lợi đã không làm cho chúng ta say sưa, tự mãn". (Hà Nội, ngày 5 - 9 - 1960).
Chủ tịch Hồ Chí Minh kéo lưới cùng ngư dân trên bãi biển Sầm Sơn, Thanh Hóa ngày 17 - 7 - 1960
Chủ tịch Hồ Chí Minh kéo lưới cùng ngư dân trên bãi biển Sầm Sơn, Thanh Hóa ngày 17 - 7 - 1960.
Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt nhịp bài hát Kết đoàn tại buổi dạ hội của thanh niên thủ đô Chào mừng thành công đại hội lần thứ III Đảng lao động Việt Nam tháng 9 - 1960
Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt nhịp bài hát Kết đoàn tại buổi dạ hội của thanh niên thủ đô Chào mừng thành công đại hội lần thứ III Đảng lao động Việt Nam tháng 9 - 1960.
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh do người đánh máy, bổ sung và sửa chữa (1965 - 1969)
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh do người đánh máy, bổ sung và sửa chữa (1965 - 1969).
Phiếu rút tiền tiết kiệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh để tặng cho Bộ đội phòng không bảo vệ thủ đô mua nước uống ngày 11 - 7 - 1967
Phiếu rút tiền tiết kiệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh để tặng cho Bộ đội phòng không bảo vệ thủ đô mua nước uống ngày 11 - 7 - 1967.
Đoàn đại biểu Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam mặc niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (Hà Nội, tháng 9 - 1969)
Đoàn đại biểu Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam mặc niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (Hà Nội, tháng 9 - 1969).
Lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội) ngày 9 - 9 - 1969)
Lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội) ngày 9 - 9 - 1969).
Áo, mũ, dép, một số dụng cụ thể dục thể thao Bác rèn luyện sức khỏe lúc người còn sống
Áo, mũ, dép và một số dụng cụ thể dục thể thao Bác rèn luyện sức khỏe lúc Người còn sống.

Nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc năm 30 tuổi, khi ở Pháp.

 

Tại Đại hội toàn quốc Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tua (nước Pháp), tháng 12/1920, đồng chí Nguyễn Ái Quốc trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

 

Giữa năm 1923, Người sang Liên Xô.

 

Sau Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ 5, đồng chí Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu tham gia cách mạng Trung Quốc, đồng thời lo xây dựng phong trào cách mạng Việt Nam và Đông Dương.

 

Đồng chí Nguyễn Ái Quốc năm 1930.

 

Hồ Chủ tịch năm 1945.

 

Tháng 2/1946, Người nói chuyện với hơn 10 vạn nhân dân thủ đô Hà Nội sau cuộc tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

 

Hồ Chủ tịch trong phòng làm việc của Người ở Phủ Chủ tịch năm 1946.

 

Ngày 31/5/1945, Người dẫn đầu Đoàn đại biểu Chính phủ ta sang đàm phán chính thức với Chính phủ Pháp.

 

Người làm việc trong hang đá ở Việt Bắc năm 1951.

 

Người đang theo dõi mặt trận Đông Khê (Cao Bằng).

 

Hồ Chủ tịch trong phòng làm việc của Người ở căn cứ Việt Bắc.

 

Hồ Chủ tịch sau ngày toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi (1954).

 

Đại biểu học sinh trường trung học Trưng Vương (Hà Nội) đến chúc thọ Hồ Chủ Tịch (5/1956).

 

“Người ngồi đó với cây chì đỏ
Vạch đường đi từng bước, từng giờ” (Tố Hữu).

 

Hồ Chủ tịch chúc mừng cụ Tôn Đức Thắng được Quốc hội khoá 2 bầu làm Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (7/1960).

 

Người cầm nhịp hát bài Đoàn kết.

 

Bác Hồ trong trang phục của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

 

 Lời Hồ Chủ tịch: “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm phải trồng người”.

 

Hồ Chủ tịch sống mãi trong sự nghiệp chúng ta.